🟢 "A GREEN encyclopedia with US", is a GREENUS Series on Sustainability to learn together about waste management and recycling! Every Monday, a new term that refers to sustainability, waste management, recycling, and other key concepts in the framework of GREENUS project will be published on this website and social media 🟢



BIODEGRADABILITY

Biodegradability is the capacity of organic materials to decompose through the actions of bacteria, fungi, and living organisms, down to the base substances such as water, carbon dioxide, methane, basic elements and biomass, and get assimilated into the natural environment. Any material that comes from nature will be able to return back to nature provided that it has not been changed too much by man-made processing. Any plant-based, animal-based or natural mineral-based product has the capability to biodegrade, but the rate will depend on the original material and how much it has been processed. Examples of biodegradable materials are paper, human waste, manure, sewage sludge, dead animals and plants, food waste.

PHÂN HỦY SINH HỌC

Phân hủy sinh học là khả năng phân hủy các vật liệu hữu cơ thông qua hoạt động của vi khuẩn, nấm và sinh vật sống, thành các chất cơ bản như nước, khí các-bon-nic, mêtan, các nguyên tố cơ bản và sinh khối, và được đồng hóa vào môi trường tự nhiên. Bất kỳ vật liệu nào đến từ tự nhiên sẽ có thể trở lại tự nhiên với điều kiện không bị thay đổi quá nhiều bởi quá trình xử lý nhân tạo. Bất kỳ sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật hoặc khoáng chất tự nhiên đều có khả năng phân hủy sinh học, nhưng tỷ lệ sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu và mức độ nó đã được xử lý. Ví dụ về các vật chất có thể phân hủy sinh học là giấy, chất thải của con người, phân, bùn thải, xác động vật và thực vật, chất thải thực phẩm.



BIODIVERSITY
 
Biodiversity (biological diversity) refers to the variety of living species on Earth at all levels, including plants, animals, bacteria, and fungi. Earth’s biodiversity is incredibly rich, in fact many species have yet to be discovered, however many species are being threatened with extinction due to human activities, putting the Earth’s biodiversity at risk. Biodiversity encompasses the evolutionary, ecological, and cultural processes that sustain life, from genes to ecosystems. It not only includes species we consider rare, threatened, or endangered but also every living thing—from humans to organisms such as microbes, fungi, and invertebrates. 
 
ĐA DẠNG SINH HỌC 
 
Đa dạng sinh học đề cập đến sự đa dạng của các loài sống trên Trái đất ở mọi cấp độ, bao gồm thực vật, động vật, vi khuẩn và nấm. Đa dạng sinh học của Trái đất vô cùng phong phú, trên thực tế, nhiều loài vẫn chưa được phát hiện, tuy nhiên nhiều loài đang bị đe dọa tuyệt chủng do các hoạt động của con người, khiến đa dạng sinh học của Trái đất gặp nguy hiểm. Đa dạng sinh học bao gồm các quá trình tiến hóa, sinh thái và văn hóa để duy trì sự sống, từ gen đến hệ sinh thái. Nó không chỉ bao gồm các loài mà chúng ta coi là quý hiếm, bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng mà còn bao gồm mọi sinh vật sống - từ con người đến các sinh vật như vi khuẩn, nấm và động vật không xương sống. 



ECOSYSTEM
An ecosystem is a group of living organisms that live in and interact with each other in a specific environment. In other words, ecosystems are geographic areas where plants, animals, and other organisms work together to form life. An ecosystem is a physically defined environment, made up of two inseparable components: a biotic (or living) part, which is a set of living organisms such as animals, plants or micro-organisms, that are in constant interaction; and an abiotic (or non-living) part, which is a physical environment with specific physical characteristics such as the climate, temperature, humidity, concentration of nutrients or pH. Directly or indirectly, every factor in an ecosystem depends on the others. For instance, a change in the temperature will affect what plants will grow. Accordingly, animals that depend on plants for food and shelter will have to adapt to the changes, move to another ecosystem, or perish.
HỆ SINH THÁI
Hệ sinh thái là một nhóm sinh vật sống và tương tác với nhau trong một môi trường cụ thể. Nói cách khác, hệ sinh thái là khu vực địa lý mà thực vật, động vật và các sinh vật khác cùng nhau hợp tác để hình thành sự sống. Hệ sinh thái là một môi trường xác định về mặt vật lý, được tạo thành từ hai thành phần không thể tách rời: phần sinh học (hoặc phần sống), là một tập hợp các sinh vật sống như động vật, thực vật hoặc vi sinh vật, luôn tương tác với nhau; và một phần phi sinh học (hoặc không sống), là một môi trường vật lý với các đặc điểm cụ thể như: khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ chất dinh dưỡng hoặc độ pH. Mọi yếu tố trong hệ sinh thái đều phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào những yếu tố khác. Ví dụ, sự thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối. Từ đó, các loài động vật phụ thuộc vào thực vật để kiếm thức ăn và nơi ở sẽ phải thích nghi với những thay đổi này bằng cách di chuyển sang hệ sinh thái khác hoặc bị diệt vong.



RAINFOREST
A rainforest is an area of tall, mostly evergreen trees and a high amount of rainfall, and are the Earth’s oldest living ecosystems. They are diverse and complex, and even though they cover just 6% of Earth’s surface, are home to more than half of the world’s plant and animal species. Rainforests are exceptionally dense with flora and fauna, and thrive on every continent except Antarctica. The largest rainforests on Earth surround the Amazon River in South America and the Congo River in Africa. Their rich biodiversity is incredibly important to our well-being and the well- being of our planet; they help regulate the climate and provide us with everyday products. However, unsustainable industrial and agricultural development has severely degraded the health of the world’s rainforests.
RỪNG NHIỆT ĐỚI
Rừng nhiệt đới là một khu vực cây cao, chủ yếu là cây thường xanh và có lượng mưa lớn, và là hệ sinh thái sống lâu đời nhất trên Trái đất. Chúng rất đa dạng và phức tạp, mặc dù chỉ bao phủ 6% bề mặt Trái đất, nhưng lại là nơi sinh sống của hơn một nửa số loài động thực vật trên thế giới. Rừng nhiệt đới đặc biệt dày đặc với hệ động thực vật và phát triển mạnh ở mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Những khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên Trái đất bao quanh sông Amazon ở Nam Mỹ và sông Congo ở châu Phi. Sự đa dạng sinh học của chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của hành tinh chúng ta; chúng giúp điều hòa khí hậu và cung cấp cho chúng ta những nhu yếu phẩm hằng ngày. Tuy nhiên, sự phát triển một cách không bền vững của công và nông nghiệp đã và đang làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe của các khu rừng nhiệt đới trên thế giới.



CLIMATE CHANGE 
A long-term change in the average weather patterns which is attributed to human activities that alter the composition of the global atmosphere, especially identified in the increased levels of atmospheric carbon dioxide produced by the use of fossil fuels, as well as to natural climate variability observed over comparable time periods.    BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
Sự thay đổi dài hạn các hiện tượng thời tiết do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, đặc biệt được xác định ở mức độ gia tăng carbon dioxide trong khí quyển do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng như sự biến đổi khí hậu tự nhiên được quan sát trong các khoảng thời gian có thể so sánh được.



GREENHOUSE GASES

Greenhouse gases are gases found in the Earth's atmosphere that trap heat. They let sunlight pass through the atmosphere, but they prevent the heat that the sunlight brings from leaving the atmosphere. The main greenhouse gases are water vapor (H2O), carbon dioxide (CO2), methane (CH4), ozone (O3), nitrous oxide (N2O). Without greenhouse gases, the average temperature of Earth's surface would be too low. However, human activities since the Industrial Revolution in the mid-1700 have increased the atmospheric concentration of greenhouse gases - especially of CO2 - causing the global temperature to rise.
KHÍ NHÀ KÍNH
Khí nhà kính là các khí được tìm thấy trong khí quyển của Trái đất có tác dụng giữ nhiệt. Chúng cho ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển, nhưng chúng ngăn không cho nhiệt tạo ra từ ánh sáng mặt trời đó thoát khỏi khí quyển. Một số khí nhà kính chính là: hơi nước (H2O), dioxit cácbon (CO2), mêtan (CH4), ozon (O3), oxit nitơ (N2O). Nếu không có các khí nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất sẽ xuống quá thấp. Tuy nhiên, các hoạt động của con người kể từ Cách mạng Công nghiệp những năm giữa thế kỷ 18 đã làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển - đặc biệt là CO2 - khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên.



LANDFILLS
A landfill is a site for the disposal of waste materials. It consists of a disposal system in which the waste is buried between layers of earth to build up low-lying land. The waste that is not recycled or reused usually ends up at a landfill site, the oldest and most common form of waste disposal. Landfill sites can be created from a void made by quarrying or can form part of a land reclamation scheme. A basic landfill is a pit with a protected bottom (to prevent contamination of groundwater) where trash is buried in layers, compacted, and covered. Ideally, about 0.5 meter of soil should cover the deposited refuse at the end of each day to prevent animals from digging up the waste, flies from breeding and to avoid that odour, waste or pathogens are spread by the wind.
BÃI CHÔN LẤP
Bãi chôn lấp là nơi xử lý/chôn lấp các vật liệu thải. Nó bao gồm một hệ thống xử lý trong đó chất thải được chôn thành các lớp trong lòng đất và đầy dần lên. Rác thải không được tái chế hoặc tái sử dụng thường được đưa ra bãi chôn lấp, đây là hình thức xử lý chất thải phổ biến và lâu đời nhất. Các bãi chôn lấp có thể được tạo ra từ một khoảng trống do khai thác đá hoặc có thể là một phần của kế hoạch cải tạo đất. Một bãi chôn lấp cơ bản là một hố được xây dựng lớp lót đáy bảo vệ (để tránh làm ô nhiễm nước ngầm), nơi rác được chôn thành từng lớp, được đầm nén và được phủ trên. Lý tưởng nhất là phủ khoảng 0,5 mét đất lên rác thải vào cuối mỗi ngày để ngăn động vật đào bới chất thải, ruồi muỗi sinh sản và tránh mùi hôi, chất thải hoặc mầm bệnh lây lan theo gió.



MUNICIPAL SOLID WASTE
Everyday items that are discarded by the public, more commonly known as trash or garbage. Waste that includes non-hazardous waste generated in households, commercial and business establishments, institutions, and non-hazardous industrial process wastes, agricultural wastes, and sewage sludge. The traditional role of municipalities in collecting and managing these kinds of waste has produced the etymology “municipal”.
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Những vật dụng bị công chúng bỏ đi hàng ngày thường được gọi là ‘rác’ (“trash” theo tiếng Anh-Mỹ và, “rubbish” theo tiếng Anh-Anh). Chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải không nguy hại phát sinh trong các hộ gia đình, các cơ quan, cơ sở thương mại, kinh doanh; chất thải từ quá trình công nghiệp không nguy hại, chất thải nông nghiệp và bùn thải. Vai trò truyền thống của các thành phố trong việc thu gom và quản lý các loại chất thải này đã tạo ra khái niệm “chất thải đô thị”.
 


CARBON CYCLE
The carbon cycle is nature's way of recycling carbon atoms, as carbon is the foundation for all life on Earth. Through the carbon cycle carbon compounds are interconverted in the environment, involving the incorporation of carbon dioxide into living tissue by photosynthesis and its return to the atmosphere through respiration, the decay of dead organisms, and the burning of fossil fuels. The carbon cycle describes the process in which carbon atoms continually travel from the atmosphere to the Earth and then back into the atmosphere. Since our planet and its atmosphere form a closed environment, the amount of carbon in this system does not change.
CHU TRÌNH CARBON
Carbon là nền tảng cho tất cả sự sống trên Trái đất. Chu trình carbon là cách tự nhiên tái chế các nguyên tử carbon. Thông qua chu trình carbon, các hợp chất được chuyển hóa lẫn nhau trong môi trường, bao gồm quá trình hấp thụ CO2 vào mô sống thông qua quang hợp và trả CO2 lại khí quyển thông qua quá trình hô hấp, phân hủy sinh vật chết và đốt nhiên liệu hóa thạch. Chu trình carbon mô tả quá trình trong đó các nguyên tử carbon liên tục di chuyển từ khí quyển đến Trái đất và sau đó quay trở lại bầu khí quyển. Vì hành tinh của chúng ta và bầu khí quyển tạo thành một môi trường khép kín nên lượng carbon trong hệ thống này không thay đổi.



DEFORESTATION
Deforestation refers to the decrease in forest areas across the world that are lost for other uses such as agricultural croplands, urbanization, or mining activities. Greatly accelerated by human activities since 1960, deforestation has been negatively affecting natural ecosystems, biodiversity, and the climate. 
PHÁ RỪNG 
Phá rừng là việc thu hẹp diện tích rừng trên toàn thế giới do các hình thức sử dụng đất khác như  đất trồng trọt nông nghiệp, đô thị hóa hay các hoạt động khai thác mỏ. Nạn phá rừng, gia tăng một cách nhanh chóng do các hoạt động của con người từ năm 1960, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và khí hậu.


BIOENERGY

Bioenergy is a form of renewable energy that is derived from recently living organic materials known as biomass, which can be used to produce transportation fuels, heat, electricity, and products. As technology progresses, bioenergy has the potential to dramatically reduce greenhouse emissions, the release of harmful gases associated with global warming and climate change. The use of forests and farms in bioenergy can help combat the harmful release of carbon dioxide and help achieve a balance.

NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

Năng lượng sinh học là một dạng năng lượng tái tạo có nguồn gốc từ các vật liệu hữu cơ sinh học, được gọi là sinh khối. Năng lượng sinh học có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiên liệu vận tải, nhiệt, điện, và các sản phẩm khác. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, năng lượng sinh học có tiềm năng làm giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại liên quan đến sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Việc sử dụng rừng và trang trại trong năng lượng sinh học có thể giúp chống lại việc giải phóng khí carbonic và giúp đạt được sự cân bằng.


BIOMASS

Biomass is plant-based material used as fuel to produce heat or electricity. Examples of biomass are wood and wood residues, energy crops, agricultural residues, and waste from industry, farms and households.

SINH KHỐI

Sinh khối là những vật liệu có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng làm nhiên liệu để sản xuất nhiệt hoặc điện. Ví dụ về sinh khối là gỗ và các phế phẩm/phụ phẩm từ gỗ, cây năng lượng, phụ phẩm nông nghiệp, hay chất thải từ công nghiệp, trang trại và hộ gia đình.


WASTE STREAM

A waste stream is the complete flow of waste, whether it is from domestic or industrial sources. Each waste stream represents the life cycle of waste from its source up until and including its final disposal. Recycling may be used to lessen the waste stream load as it moves down the line.

DÒNG CHẤT THẢI

Dòng chất thải là toàn bộ lượng chất thải từ các nguồn sinh hoạt hay công nghiệp. Mỗi dòng chất thải đại diện cho vòng đời của chất thải từ nguồn phát sinh nó cho đến hết giai đoạn xử lý cuối cùng. Việc tái chế chất thải có thể được sử dụng để làm giảm lượng chất thải trong tất cả các giai đoạn của chu trình.



GREEN TECHNOLOGY 

Green technology is a general term that describes the use of technology and science to minimize human impacts on the natural environment. It refers to a type of technology that is considered environmentally friendly, based on its production process or its supply chain. It can also refer to clean energy production, the use of alternative fuels, and technologies that are less harmful to the environment than fossil fuels. 

CÔNG NGHỆ XANH 

Công nghệ xanh là một thuật ngữ chung nhằm mô tả việc sử dụng công nghệ và khoa học để giảm thiểu tác động của con người đến môi trường tự nhiên. Đó là một loại công nghệ được xem là thân thiện với môi trường, dựa trên quy trình sản xuất hoặc chuỗi cung ứng. Đây cũng có thể là sản xuất năng lượng sạch, sử dụng nhiên liệu thay thế và công nghệ ít gây hại cho môi trường hơn so với nhiên liệu hóa thạch.


BIO-WASTE

Mainly food and garden waste, bio-waste has a high potential for contributing to a more circular economy. Also known as biodegradable waste, it is waste that mainly consists of organic materials. This includes green waste, food waste, paper waste, and even biodegradable plastics. Bio-waste can be used as a resource for fuel, to generate heat and electricity.

CHẤT THẢI CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC 

Chủ yếu là chất thải thực phẩm và chất thải vườn, chất thải có khả năng phân hủy sinh học có tiềm năng cao để đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn. Còn được gọi là chất thải có khả năng phân hủy sinh học, loại chất thải này chủ yếu bao gồm các vật liệu hữu cơ như rác thải xanh, rác thải thực phẩm, rác thải giấy và cả nhựa có thể phân hủy sinh học. Chất thải có khả năng phân hủy sinh học có thể được sử dụng làm nguồn nhiên liệu để tạo ra nhiệt và điện.


COMPOSTING

Composting is the process of recycling organic matter, such as leaves and food scraps, into valuable fertilizers that can enrich soils and plants. As anything that grows decomposes eventually, composting simply speeds up the process by providing an ideal environment for bacteria, fungi, and other decomposing organisms (such as worms, sowbugs, and nematodes) to do their work. The resulting decomposed matter, which often ends up looking like fertile garden soil, is called compost.

Ủ PHÂN HỮU CƠ

Ủ phân là quá trình tái chế chất thải hữu cơ, như lá cây và thức ăn thừa thành phân bón có giá trị để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất và thực vật. Khi mọi thứ phát triển cuối cùng cũng bị phân hủy, việc ủ phân chỉ đơn giản là đẩy nhanh quá trình phân hủy đó thông qua việc cung cấp một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm và các sinh vật phân hủy khác (chẳng hạn như sâu, bọ nái và tuyến trùng). Các vật chất bị phân hủy, thường trông giống như đất vườn màu mỡ, được gọi là phân hữu cơ.


SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS

The 2030 Agenda for Sustainable Development, adopted by all United Nations Member States in 2015, provides a shared blueprint for peace and prosperity for people and the planet. At its heart are the 17 Sustainable Development Goals (SDGs), that consist of an urgent call for action by developed and developing countries in a global partnership. The SDGs recognize that ending poverty and other deprivations must be coupled with strategies that improve health and education, reduce inequality, and spur economic growth – all while tackling climate change and working to preserve our oceans and forests.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, được tất cả các Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015, cung cấp một kế hoạch chung vì hòa bình và thịnh vượng cho con người và hành tinh. Trọng tâm chương trình là 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), bao gồm lời kêu gọi hành động khẩn cấp của các nước phát triển và đang phát triển trong quan hệ đối tác toàn cầu. Các SDG thừa nhận rằng việc chấm dứt nghèo đói và các tình trạng thiếu thốn khác phải đi đôi với các chiến lược cải thiện sức khỏe và giáo dục, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - đồng thời, tất cả phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nỗ lực bảo tồn đại dương và rừng của chúng ta.




SUSTAINABLE DEVELOPMENT 
 
It refers to the many processes and pathways to achieve sustainability. The concept of sustainable development was described in 1987 by the Bruntland Commission Report as the “development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs.”

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Phát triển bền vững đề cập đến các quá trình và con đường để đạt được tính bền vững. Khái niệm phát triển bền vững được mô tả trong Báo cáo của Ủy ban Bruntland năm 1987 là “sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển và đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.



CLASSIFICATION OF WASTE 
Waste is generated by domestic and industrial activities, and the waste classes are based on the level of risk they pose to the environment and to human health:
- special waste 
- liquid waste
- hazardous waste
- restricted solid waste
- general solid waste 

PHÂN LOẠI CHẤT THẢI

Chất thải được tạo ra từ các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp, và các loại chất thải dựa trên mức độ nguy hại gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người:
- chất thải đặc thù
- chất thải lỏng
- chất thải nguy hại
- chất thải rắn hạn chế
- chất thải rắn thông thường


ENVIRONMENTAL PROTECTION 

Environmental protection refers to any activity to maintain or restore the quality of the environment through preventing the emission of pollutants or reducing the presence of polluting substances in the environmental media.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm duy trì hoặc khôi phục chất lượng của môi trường thông qua việc ngăn chặn sự phát thải chất ô nhiễm hoặc giảm sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm trong môi trường.



RECYCLING

Recycling is the process of breaking down and reusing materials that would otherwise be thrown away. Recycling not only benefits the environment but also have a positive effect on global economy. The basic phases in recycling are the collection of waste materials, their processing or manufacture into new products, and the purchase of those products, which in turn may be recycled. Recyclable materials include aluminium cans, glass bottles, paper, wood, plastics, iron and steel scraps.
“While recycling is great in a lot of ways, the ultimate goal is to get people to prevent waste in the first place.” McKenzie Jones, Sustainability Coordinator for the City of Sedona (US).

TÁI CHẾ 

Tái chế là quá trình phá vỡ và tái sử dụng các phế liệu thay vì vứt đi. Tái chế không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn có tác động tích cực đến nền kinh tế toàn cầu. Các giai đoạn cơ bản trong tái chế là thu gom các vật liệu phế thải, chế biến hoặc sản xuất thành các sản phẩm mới, và thu mua các phế liệu có thể tái chế. Vật liệu có thể tái chế bao gồm lon, nhôm, chai thủy tinh, giấy, gỗ, nhựa, sắt thép phế liệu.
“Mặc dù việc tái chế là rất tuyệt vời theo nhiều phương thức khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng là giúp mọi người ngăn chặn rác thải ngay từ đầu”. McKenzie Jones, Điều phối viên Bền vững của Thành phố Sedona (Hoa Kỳ).



WASTE MANAGEMENT

Waste management is the activities and actions required to manage waste from its inception to its disposal. This includes the collection, transport, treatment, and disposal of waste, together with monitoring and regulation of the waste management process. Waste management reduces the effect of waste on the environment and human and animal health.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Quản lý chất thải là các hoạt động và hành động cần thiết để quản lý chất thải từ khi bắt đầu cho đến khi thải bỏ. Hoạt động này bao gồm việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải, cùng với việc giám sát và quy định quá trình quản lý chất thải. Quản lý chất thải nhằm mục đích làm giảm ảnh hưởng của chất thải đối với môi trường, sức khoẻ con người và động vật.


SUSTAINABILITY

Sustainability aims at protecting the environment, human and ecological health, while driving innovation and not compromising our lifestyles. It is mainly based on the avoidance of the depletion of natural resources in order to maintain an ecological balance. 

SỰ BỀN VỮNG

Tính bền vững nhằm mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên, sức khỏe con người và sinh thái, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và không ảnh hưởng đến lối sống của con người. Sự bền vững chủ yếu dựa trên việc tránh cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự cân bằng sinh thái.


Read this next
GREENUS Final Conference
GREENUS Final Conference
Read about the conferences organized at the three Vietnamese Universities involved in the GREENUS project!
More
Learn more about waste management!
Learn more about waste management!
Two short online courses have been elaborated by GREENUS consortium in order to improve awareness on the importance of correct waste management and the consequences of no-recycling policies.
More
Students Internship at Hellenic Mediterranean University
Students' Internship at Hellenic Mediterranean University
Within the Erasmus+ project GREENUS the best n. 15 students (5 from each Vietnamese university), selected according with international parameters, will spend three weeks in Europe to attend an Intensive Courses on Waste Management, one week at each EU University.
More
Students Internship at Sapienza University of Rome
Students' Internship at Sapienza University of Rome
Within the Erasmus+ project GREENUS the best n. 15 students (5 from each Vietnamese university), selected according with international parameters, will spend three weeks in Europe to attend an Intensive Courses on Waste Management, one week at each EU University.
More